Rươi tứ kỳ

Rươi là một đặc sản hiếm sống tại vùng nước lợ, có ở một số tỉnh thành trong cả nước nhưng nổi tiếng nhất vẫn là rươi tứ kỳ Hải Dương

Rươi Bính Oanh

Để biết giá Rươi tươi sống, rươi cấp đông (đông lạnh) bao nhiêu tiền 1kg ? năm 2017 vui lòng liên hệ:

Khu vực tại Hà Nội và lân cận : Phố Quý cao – Nguyên Giáp- tứ kỳ – Hải Dương

Khu vực tại  Tp.hcm và lân cận: 20 Số 6, Tam Phú, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam.0908783247

( Cung cấp Rươi tứ kỳ số lượng lớn giá tốt(rẻ) bốn mùa cho nhà hàng , siêu thị …..)

Đến mùa Rươi mà không được ăn thì như là một người đàn bà đẹp đã để phí mất tuổi hoa, sau này sẽ nặng một niềm tiếc nhớ” (tùy bút Vũ Bằng)…

Cuối thu khi tiết trời dần se lạnh, tự dưng nhớ và thèm món chả rươi thơm ngậy, tuy rươi xuất phát từ vùng đất tứ kỳ nhưng món ăn này đã gắn với Hà Nội từ bao đời nay. Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nếu chưa từng ăn qua món rươi thì chưa thực sự là người Hà Nội.

Rươi tứ kỳ – Rươi Tươi Sống

Về đất Tứ Kỳ, Hải Dương hỏi nhà bà Bùi Thị Oanh(Rươi Bính Oanh) hầu hết ai cũng biết.
Để tìm hiểu rõ hơn về việc thu mua cũng như phân phối và xuất khẩu loài vật được ví như “lộc trời” này, PV(nguồn từ soha.vn : “bà trùm rồng đất”) đã tìm đến cơ sở thu mua của bà Oanh, tại xã Nguyên Giáp, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.

Theo như chia sẻ của bà chủ cơ sở buôn bán loài “rồng đất” (cách gọi khác của rươi) này, mỗi ngày cơ sở của bà thu mua hàng tạ, thậm chí hàng tấn rươi.
Việc thu mua rươi diễn ra cao điểm vào những ngày chính vụ, từ giữa tháng 9 và đầu tháng 11 Âm lịch. Đây là thời điểm rươi nổi nhiều.
“Bình thường gia đình thu mua với số lượng khoảng 5 – 7 tạ/ngày.
Nếu như đầu vụ, hoặc vào những ngày rươi nổi nhiều, người dân vớt được nhiều thì gia đình có thể thu mua 4 đến 5 tấn/ngày”, bà Oanh nói.

Khi rươi được đưa về cơ sở, giá thành của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng rươi to hay nhỏ. Nếu như rươi hồng và to thì sẽ có giá cao hơn và ngược lại nếu như rươi nhỏ thì sẽ có giá thấp.
Nói về giá thành nhập rươi, bà Oanh cho biết: “1 kg rươi nhập vào tại cơ sở của bà Oanh có giá dao động từ 350.000đ – 500.000đ/1kg đối với rươi nhỏ.
Đối với rươi to, chất lượng hơn thì có giá từ 400.000đ – 520.000đ/1kg”.
Còn đối với rươi xuất ra thị trường các tỉnh và nước ngoài thì giá sẽ cao hơn.
Theo đó, với việc đầu tư thu mua và phân phối rươi như trên, mỗi ngày bà Oanh có thể thu về hàng chục triệu đồng.
Không ngần ngại tiết lộ về lợi nhuận thu về từ loài “rồng đất”, bà Oanh cho biết, mỗi năm cơ sở của bà thu mua và xuất ra thị trường hàng chục tấn rươi. Số tiền thu về lên đến hàng tỷ đồng.
Những người đến nhập rươi của bà Oanh không chỉ ở địa phương hay ở những tỉnh thành lân cận, mà những khách hàng ở xa cũng về đây chọn cho mình một mẻ rươi vừa ý.
“Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa rươi là tôi đánh xe về đây để nhập hàng.
Rươi ở đây được cái đảm bảo, người ta vừa mang đến là mình cũng nhập luôn nên không phải lo về chất lượng”, ông Đỗ Hoàng Việt, chủ nhà hàng Vạn Chài tại Hà Nội cho biết.

Rươi tứ kỳ tại

Rươi Tươi Sống

Chuyên cung cấp rươi tươi sống, rươi đông lạnh, và một số món ăn làm từ Rươi

Liên Hệ: 0907160469

0908783247

* Cung cấp rươi bốn mùa.
* Cung cấp rươi số lượng lớn cho Nhà hàng.
* Vận chuyển rươi đông lạnh toàn quốc, đảm bảo hợp vệ sinh.
* Miễn phí khu vực nội thành TP. HCM.

Liên hệ số điện thoại để biết thêm thông tin

Từ năm 2017 http://ruoituoisong.com/  có bán thêm mắm cáy tại sài gòn, tp.hcm.

Mắm cáy có thể dùng để : nêm vào canh nấu với 1 trong các loại rau cải , hòa mắm với tỏi ớt bằm nhuyễn bột ngọt nước chanh quậy tan đều dùng để chấm các món động vật và thực vật luộc , hay món gỏi , dưa chua.

Nước mắm cáy, thứ mắm nửa như xanh, nửa như nâu màu đất đồng chiêm trũng được làm từ chính những con cáy. Người ta bắt cáy bằng hai cách. Một là dùng những chiếc thuổng sắt nhỏ tẹo, sắc lém đào hang bắt. Hai là dùng mồi câu. Mồi câu cáy thường là giống sâu khoai môn. Với những chiếc cần câu dài chừng 2-3 m, người câu đứng trên bờ thả mồi trước cửa hang nhử. Cáy sau khi đã được làm sạch, để một lúc cho ráo nước thì tới công đoạn bóc hết phần yếm. Và bóc lớp trứng ở những con cáy cái. Trứng cáy mà đem chưng với hành khô và mỡ thì thơm ngon, béo ngậy. Trứng cáy rất bổ và thơm. Trứng cáy là nguyên liệu để người dân Thái Bình chế biến bánh cáy nổi tiếng xưa và nay. Sau khi cáy được lột yếm, bóc trắng, người ta bỏ vào cối đá giã cho thật nhuyễn. Sau đấy thì trộn muối, bóp kỹ trước khi cho vào lọ sành hay chum vại ủ kín. Lọ mắm cáy mới giã đem để chỗ kín nhưng phải là nơi khô ráo, thoáng mát. Cỡ độ mươi ngày sau, gặp lúc trời nắng, đem lọ mắm cáy ra sân phơi. Ban ngày phơi nắng, đêm đến phơi sương. Lọ mắm phơi chừng một tuần, khi biết đã ngấu là lúc người ta trộn thính gạo. Trộn cùng với thính gạo là một ít men rượu thật ngon. Men rượu có tác dụng khử cho bằng hết mùi hôi của cáy và cũng tạo mùi thơm quyến rũ cho thứ nước mắm cáy sau này. Mắm cáy chỉ thật ngon khi ăn với ngọn rau lang luộc. Ngọn rau lang luộc mà lại đem chấm với nước mắm cáy mới là đúng kiểu. Nhưng nếu bát mắm cáy mà thiếu vài nhánh tỏi đập dập thì coi như chưa biết ăn. Ngắt những ngọn rau khoai lang về, rửa sạch, chờ nồi nước sôi thả vào vừa lúc chín tới gắp ra đĩa. Bữa cơm có đĩa rau lang luộc chấm với nước mắm cáy pha một chút tỏi, chút ớt tươi thì thật không gì thú vị bằng..

 

Leave a Reply