Rươi Tươi Sống

Mắm Rươi

Nấu nước mắm rươi

Khi về các vùng quê ven biển như Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú (Bến Tre) dân quê hiếu khách sẽ nhiệt tình đãi bạn món canh chua, cá kho kèm theo món nước mắm mùi vị ngon đậm đà đến tuyệt vời. Nước mắm đó sền sệt màu hồng, thơm lừng mùi vỏ quýt. Khi bạn thắc mắc nước mắm gì mà ngon thơm quá sẽ được người dân trả lời đầy tự hào: nước mắm rươi, từng dùng dâng vua chúa hồi xưa đó !

Theo Đại từ điển Việt Nam, rươi thuộc họ giun chân đốt, thân nhiều tơ nhỏ, sống ở vùng nước lợ, sinh theo mùa có thể làm nước mắm ăn được. Ở miền Tây Nam Bộ rươi sống nhiều ở Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre… Ở Bến Tre, ngày rươi xuất hiện nhiều bà con gọi là rươi “ra”, thường rơi vào các ngày 28, 29, 30 cận Tết. Lúc này từ dưới lòng đất rươi chui lên nhiều vô kể, chúng lội lớp lớp đỏ lừ cả bãi sông, nhà nhà rủ nhau mang lưới, vợt đi vớt rươi. Khi con nước lớn, gió chướng thổi mạnh là đúng ngay thời điểm rươi ra nhiều. Lúc bơi dưới nước các đốt chân rươi xòe và có hình dáng giống như con rít, khi lên bờ thì các đốt chân co rút lại và chúng bò như con trùn. Cứ thế chúng lội băng băng trên mặt nước tìm chốn hội quần và quấn lấy nhau lớp lớp, nguyên khối rươi cứ thế xoay chuyển cù cù tạo một tấm thảm đỏ rực trong nước. Nhìn ngày rươi ra đặc cả sông sẽ chẳng ai thắc mắc câu thành ngữ “trộm cắp như rươi” nữa.

Bà con cứ theo khối thảm đỏ hồng trôi lềnh bềnh đó mà nhanh tay vớt, có khi vớt lên cả nùi rươi nặng gần 10 kg. Theo bà con thì con rươi có đặc điểm khá lý thú là khi mặt trời vừa lên là chúng tan biến đâu mất, hoặc lúc cận ngày rươi ra “đàn bà có cữ” mà xuống đoạn sông nào thì y như rằng đoạn sông đó không có mống rươi nào xuất hiện! Người ta cũng tin rằng năm nào rươi ra nhiều năm đó mùa màng sẽ trúng, dân địa phương làm ăn thuận lợi. Người ta cũng cho rằng thịt con rươi tuy mềm sụm vậy nhưng là món bổ gân bổ cốt, người già, trẻ em khi ăn thịt rươi hay nước mắm rươi nhiều xương sẽ cứng cáp hơn. Và độ đạm của nước mắm rươi thường cao hơn nước mắm cá cơm từ 0,4 – 0,5%.

Sau khi bắt rươi xong, người dân ủ rươi bằng cách bỏ chúng vào một cái khạp to và cho vào khoảng 2-3 thúng muối. Sau đó quậy đều tay cho muối tan và đóng kín nắp khạp lại. Khoảng một thời gian sau mở nắp khạp ra xác rươi nổi lên với nước rươi sền sệt màu đỏ hồng, bốc mùi thơm lừng như mùi vị quả quýt. Lúc này vớt xác rươi và nấu mắm, để cho nước mắm rươi trong hơn người ta lược lại bằng tro. Khi chưng cất xong nước mắm rươi cứ thế mà thưởng thức mùi vị nước chấm đậm đà với món thịt luộc, canh chua. Và khi dùng nước mắm rươi nêm vào các món cá kho như cá trê, cá kèo thì mùi vị bốc lên khiến nhà hàng xóm phải thèm. Ngoài ra, mắm rươi rưới lên món thịt nạc nấu với măng tươi hay thịt nạc nấu với củ niễng thì mùi vị thơm ngon hết biết. Thịt rươi làm mắm chưng ăn cũng hết chê.

Nước mắm rươi ngon vậy nhưng giá rẻ bất ngờ, một lít mắm rươi được bán với giá từ 4.000 – 10.000đ, song bà con Bến Tre chủ yếu tặng người thân hơn là kinh doanh. Với họ, con rươi là tặng vật mộc mạc trời đất hào phóng ban cho.

Ngọc Nhung

Mắm rươi sống cho vào bát, trộn với vỏ quýt băm nhỏ, gừng non thái chỉ và lạc rang giã dập, rắc ít tôm he xé thật bông hoặc ít ruốc lên trên. Đĩa thịt ba chỉ hoặc thịt chân giò luộc thái mỏng để sẵn. Rau cần và rau cải cúc, 2 loại rau không thể thiếu cho một bữa mắm rươi, được rửa sạch cắt khúc ngắn vừa ăn xếp trong đĩa. Ngoài ra có thể còn có rau húng thơm, xà lách, hành hoa cắt khúc, rau mùi. Khi ăn cho thịt và các loại rau vào bát, rưới mắm rươi lên trên, trộn đều và ăn. Cầu kỳ hơn thì có thể dùng lá nem gói các nguyên liệu trên chấm vào bát mắm rươi.
Mắm chưng: cho mắm vào chưng với trứng, chút đường và rượu trắng, chưng gần đặc thì cho thêm vỏ quýt thái chỉ và lạc rang giã nhỏ vào. Món mắm chưng cũng ăn với các nguyên liệu (thịt ba chỉ, rau) tương tự như mắm sống ở trên, ngoài ra nếu ăn kèm một hai nhánh tỏi tươi sẽ thơm ngon hơn.
Vũ Bằng, trong chương 9 cuốn Ẩm thực Hà Nội cho rằng mắm rươi ăn với tôm he bông không có rau cần và rau cải cúc thì hỏng kiểu và ông nhận xét không thể nào quan niệm được một bữa mắm rươi “ra giáng” mà lại thiếu hai món rau quan yếu đó. Thiếu nó, thật y như một người đàn bà đẹp mà vô duyên
Mắm rươi là một trong những loại mắm ngon nổi tiếng của người dân vùng ven biển Việt Nam và cả thị dân Hà Nội một thời, thường dùng để chấm các món ăn như các loại rau, thịt ba chỉ luộc, tôm he, ruốc bông.

Xin Thông báo hôm nay có bán thêm mắm cáy miền bắc ( Hải phòng) tại sài gòn ( Thành phố Hồ Chí Minh)

Mắm cáy có thể dùng để : nêm vào canh nấu với 1 trong các loại rau cải , hòa mắm với tỏi ớt bằm nhuyễn bột ngọt nước chanh quậy tan đều dùng để chấm các món động vật và thực vật luộc , hay món gỏi , dưa chua.

Nước mắm cáy, thứ mắm nửa như xanh, nửa như nâu màu đất đồng chiêm trũng được làm từ chính những con cáy. Người ta bắt cáy bằng hai cách. Một là dùng những chiếc thuổng sắt nhỏ tẹo, sắc lém đào hang bắt. Hai là dùng mồi câu. Mồi câu cáy thường là giống sâu khoai môn. Với những chiếc cần câu dài chừng 2-3 m, người câu đứng trên bờ thả mồi trước cửa hang nhử. Cáy sau khi đã được làm sạch, để một lúc cho ráo nước thì tới công đoạn bóc hết phần yếm. Và bóc lớp trứng ở những con cáy cái. Trứng cáy mà đem chưng với hành khô và mỡ thì thơm ngon, béo ngậy. Trứng cáy rất bổ và thơm. Trứng cáy là nguyên liệu để người dân Thái Bình chế biến bánh cáy nổi tiếng xưa và nay. Sau khi cáy được lột yếm, bóc trắng, người ta bỏ vào cối đá giã cho thật nhuyễn. Sau đấy thì trộn muối, bóp kỹ trước khi cho vào lọ sành hay chum vại ủ kín. Lọ mắm cáy mới giã đem để chỗ kín nhưng phải là nơi khô ráo, thoáng mát. Cỡ độ mươi ngày sau, gặp lúc trời nắng, đem lọ mắm cáy ra sân phơi. Ban ngày phơi nắng, đêm đến phơi sương. Lọ mắm phơi chừng một tuần, khi biết đã ngấu là lúc người ta trộn thính gạo. Trộn cùng với thính gạo là một ít men rượu thật ngon. Men rượu có tác dụng khử cho bằng hết mùi hôi của cáy và cũng tạo mùi thơm quyến rũ cho thứ nước mắm cáy sau này. Mắm cáy chỉ thật ngon khi ăn với ngọn rau lang luộc. Ngọn rau lang luộc mà lại đem chấm với nước mắm cáy mới là đúng kiểu. Nhưng nếu bát mắm cáy mà thiếu vài nhánh tỏi đập dập thì coi như chưa biết ăn. Ngắt những ngọn rau khoai lang về, rửa sạch, chờ nồi nước sôi thả vào vừa lúc chín tới gắp ra đĩa. Bữa cơm có đĩa rau lang luộc chấm với nước mắm cáy pha một chút tỏi, chút ớt tươi thì thật không gì thú vị bằng..

https://www.facebook.com/mamcayhcm/

CÁCH LÀM MẮM CÁY CHẤM RAU LANG DÂN DÃ MÀ NGON
Mắm cáy Hải Phòng

Nhắc đến Hải Phòng, có lẽ điều mà tôi nhớ nhất chính là món mắm cáy của mẹ cô bạn thân tôi. Từ nào giờ, tôi có bao giờ ăn món lạ hoắc như thế này. Trong các loại mắm, tôi chỉ quen ăn mắm ruốc, mắm lóc, mắm cá rô thôi. Lần đầu tiên nghe nhắc đến mắm cáy tôi há hốc, mắt chữ A mồm chữ O hỏi cô bạn đó là món mắm gì thế. Cô ấy chỉ giải thích đơn giản đó là mắm được làm từ con cáy. Đã thế, được đà, tôi hỏi tiếp rằng thế mắm cáy là mắm như thế nào, con cáy là con ra sao? Và làm mắm cáy như thế nào…vân vân và vân vân. Bao nhiêu câu hỏi dồn dập khiến cô bạn không thể nào trả lời kịp cho đến khi mẹ cô ấy giải vây bằng cách đem lọ mắm ra cho tôi xem. Còn hình dáng con cáy thì phải đợi hôm sau bà đi bắt về sẽ cho tôi xem.
Cáy là một loài thuộc họ hàng nhà cua. Nhưng chúng nhỏ hơn cua nhiều. Bắt cáy cũng dễ dàng, chúng thường sống chủ yếu ở các bờ mương, ruộng đồng. Khi gió heo may về, khí trời se se lạnh là lúc vào mùa đi bắt cáy. Mắm cáy là thứ dân dã hầu như nhà nào ở Hải Phòng cũng có.
Cáy bắt được chế biến thành mắm với công thức rất đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được, chỉ cần thiếu một chút muối hay một chút nước mắm cáy đã hỏng. Mắm ngon hay không còn tùy thuộc vào bí quyết riêng của từng người.

Cáy được rửa sạch, bóc yếm rửa sao cho thật sạch, để ráo rồi dùng cối giã cho thật nhuyễn, sau đó trộn kỹ theo tỉ lệ 3-1, cứ 3 chén cáy là một chén muối rồi cho vào chum bọc kín miệng chum lại bằng túi nilông đem để chỗ kín nhưng phải khô ráo, thoáng mát.
Cỡ độ chục ngày sau, gặp lúc trời nắng đem lọ mắm cáy ra sân phơi. Ban ngày phơi nắng, đêm đến phơi sương. Lọ mắm phơi chừng một tuần, khi mắm đã ngấu là lúc trộn thính gạo. Trộn cùng với thính gạo là một ít men rượu. Men rượu có tác dụng khử cho bằng hết mùi hôi của cáy và cũng tạo mùi thơm quyến rũ cho nước mắm cáy sau này. Những hũ mắm cáy sau khi được phơi đủ sương, đủ nắng đem chôn sâu xuống lòng đất 2-3 tháng là có thể dùng được.
Mắm cáy dùng chấm rau luộc là hết ý. Và ngon nhất có lẽ là rau lang luộc chấm mắm cáy ăn với cơm nóng. Khi pha mắm cáy, thường giã tỏi ớt, chanh, có người còn bỏ thêm sả băm cho thơm nữa. Vừa ăn vừa hít hà mới ngon miệng. Ăn xong rồi mà cái vị mặn mòi, hăng nồng hòa chút chua thanh của chanh, cái tê tê đầu lưỡi của tỏi và ớt cũng đủ làm ta mê mẩn. Tôi là một người chưa bao giờ ăn món này mà cũng phải xuýt xoa gật gù khen ngon nữa là khác. Nếu có dịp, các bạn hãy thử nhé.